Vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng tính năng này!
Nhân cách và nhu cầu của con người trong tâm lý học
Cùng với việc đưa ra thang bậc nhu cầu của con người, Maslow còn là đại điện quan trọng nhất trong tâm lý học nhân văn, được coi là nhân vật dựng lên chủ nghĩa nhân văn hay lực lượng thứ ba với luận điểm cho rằng bản chất của con người là tốt đẹp.
Tâm lý học nhân văn ra đời như là một khuynh hướng đối lập với tâm lý học hành vi và phân tâm học. Những nhà tâm lý học nhân văn đều có chung những tư tưởng là tôn trọng con người, tôn trọng giá trị sáng tạo và trách nhiệm con người, tôn trọng các phẩm giá cá nhân con người, coi hiện thực là cơ bản duy nhất trong đợi sống con người.
Nhân cách là sự tống hoà không phải các đặc điểm cá thể của con người, mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân (Tâm lý học đại cương).
Nhu cầu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là đòi hỏi tất yếu mà con người (vật) thấy cần được thoã mãn để tồn tại và phát triển.
Lý thuyết nhân cách của A.Maslow
– Các khái niệm công cụ:
+ Lý thuyết là một hệ thống các ý tưởng liên kết với nhau theo một cách nhất định và hướng tới sự lý giải những sự kiện quan sát được, là một mô hình mang tính giả định suy đoán, do đó nó có thể đúng, gần đúng hoặc không đúng.
+ Lý thuyết nhân cách là những suy đoán giả định về bản chất của con người, về cách mà con người ứng xử. Có hai chức năng cơ bản là chức năng lý giải và chức năng dự đoán hành vi.
+ Theo Maslow, bản chất nhân cách là nhân tính con người và cho rằng tính xã hội nằm trong bản chất con người. Những nhu cầu như giao tiếp, tình yêu, lòng kính trọng đều có tính chất bản năng, đặc trưng cho giống người.
+ Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý mà mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động và là một phần quan trọng trong bản chất của con ngưởi.
– Lý thuyết nhu cầu của Maslow:
Trong lý thuyết nhu cầu, A. Maslow cho rằng trong sự phát triển của mình, con người trải qua nhiều giai đoạn để hướng tới chỗ phát huy toàn bộ tiềm năng của bản thân. Có rất ít người đạt đến trình độ phát triển cao nhất. Những người này được gọi phát huy được bản ngã. Phần lớn mọi người dừng lại ở những trình độ thấp hơn. Maslow đã không dành nhiều sự quan tâm cho số đông mà cho số ít những người đạt đến sự phát triển cao nhất.
Ông nhìn nhận họ như những ngọn hải đăng, soi đường cho nhân loại tiến tới sự phát huy toàn bộ tiềm năng của mình.
– Lý thuyết của Maslow đề cập đến những vấn để lý luận chủ yếu sau đây:
+ Sự khác biệt giữa các cá nhân: Các cá nhân khác nhau ở vị trí của họ trong Thang bậc nhu cầu, tức là ở trình độ phát triển trong sự phát huy bản ngã. Những người phát huy được bản ngã là những người phát huy được toàn bộ tiềm năng có một không hai của mình.
+ Sự thích nghi: Chỉ có một số ít người đạt đến trình độ phát triển cao nhất là trình độ phát huy bản ngã.
+ Các quá trình nhận thức: Những người phát huy được bản ngã thường nhìn nhận thế giới chính xác và phân biệt với những người khác ở tính sáng tạo.
+ Xã hội: Có thể hình dung một xã hội hoàn thiện hơn. Cần làm nên những thay đối trong các cơ sở đào tạo, trong các cơ sở sản xuất và trong các trụ sở tôn giáo. Để kích thích sự phát triển, có thể tổ chức các trung tâm nâng cao.
+ Sự ảnh hưởng sinh học: Các động cơ mang tính sinh học là cơ sở của nhân cách, nhưng chúng sẽ mất ý nghĩa ngay sau khi đã thỏa mãn. Điều kiện sinh học có ảnh hưởng đến giới tính.
+ Sự phát triển của trẻ em: Cần thỏa mãn những nhu câu sinh lý của trẻ, nhu cầu yêu thương, nhu cầu an toàn và nhu cầu được tôn trọng. Những thay đổi trong hệ thống nhà trường có thể tạo điều kiện cho sự phát triển.
+ Sự phát triển người lớn: Chỉ có một số ít người lớn đạt đến sự phát huy toàn bộ tiểm năng của bản thân. Tình trạng này có thể thay đối được bằng con đường giáo dục và sản xuất.